Hạch toán Tài khoản 812 – Chi phí Thuế TNDN theo Thông tư 133
Tài khoản 812 sử dụng để phản ánh mức chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp theo TT133. Kế toán viên sẽ hạch toán Tài khoản 812 chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp thep TT133 của công ty. Dựa vào đó để làm căn cứ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên tắc Kế toán của
tài khoản 812 – TT133
- Khi hạch
toán chi phí Thuế TNDN, doanh nghiệp sẽ sử dụng Tài khoản 812 của TT133.
Tài khoản 812 sử dụng làm tài khoản phản ánh mức Thuế TNDN của doanh nghiệp
phát sinh trong vòng 1 năm tài chính.
- Các
khoản chi phí của Thuế TNDN khi được ghi nhận ở trong tài khoản này. Tương
đương với số Thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp. Được tính dựa trên thu nhập
Thuế trong năm và cả Thuế suất Thuế doanh nghiệp hiện hành.
- Mỗi
quý, kế toán viên sẽ dựa vào những chứng từ nộp Thuế TNDN để ghi nhận lại
số Thuế TNDN mà doanh nghiệp sẽ phải tạm nộp vào trong chi phí Thuế TNDN.
- Khi đến
thời điểm cuối năm tài chính, dựa vào tờ khai quyết toán Thuế TNDN trước
đó. Trong trường hợp mà số Thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số Thuế TNDN phải nộp
trong năm đó. Kế toán viên sẽ ghi thêm số Thuế TNDN cần phải nộp vào trong
Thuế TNDN. Trong trường hợp mà số Thuế TNDN tạm nộp có giá trị lớn hơn so
với số Thuế TNDN cần phải nộp trong năm đó. Kế toán viên sẽ tiến hành giảm
mức chi phí Thuế TNDN. Chính là số liệu chênh lệch giữa số tiền Thuế tạm nộp
và tiền Thuế cần phải nộp.
- Trong
trường hợp kế toán viên phát hiện ra những sai sót không trọng yếu. Có
liên quan đến khoản Thuế TNDN của năm trước. Trường hợp này, doanh nghiệp
sẽ được phép hạch toán tăng hoặc giảm mức Thuế TNDN của năm trước vào
trong Thuế TNDN của năm mà doanh nghiệp phát hiện sai sót.
- Đối với
những sai lầm trong Thuế TNDN mang tính trọng yếu. Kế toán viên cần phải
tiến hành điều chính hồi tố
Tìm hiểu về kết cấu
của Tài khoản 812 – TT133
Trong Tài khoản 812, có kết cấu ba gồm Bên Nợ và Bên Có.
Cụ thể như sau:
Bên Nợ
- Bao gồm
những chi phí Thuế TNDN được phát sinh trong vòng 1 năm
- Đối với
các khoản Thuế TNDN của những năm trước. Nếu phát hiện ra những sai sót
không trọng yếu của những năm được ghi tăng mức chi phí Thuế TNDN, cần phải
tiến hành bổ sung.
Bên Có
- Mức
Thuế TNDN thực tế mà doanh nghiệp cần phải nộp trong năm mà lại nhỏ hơn so
với mức Thuế TNDN mà doanh nghiệp tạm nộp trước đó. Sẽ được tiến hành giảm
trừ chi phí mức Thuế TNDN đã được ghi nhận ở trong năm tài chính đó.
- Mức
Thuế TNDN phải nộp trong 1 năm của doanh nghiệp được ghi giảm vì phát hiện
ra những sai sót không trọng yếu của những năm trước. Như vậy, doanh nghiệp
sẽ được ghi giảm chi phí Thuế TNDN ở trong năm tài chính hiện tại.
- Khi kết
chuyển phí chênh lệch giữa Thuế TNDN phát sinh trong năm tài chính. Lớn
hơn so với khoản được ghi giảm chi phí trong mức Thuế TNDN trong tài
chính.
Hướng
dẫn hạch toán Tài khoản 812
- Vào hàng Quý, kế toán viên sẽ
xác định số Thuế TNDN mà doanh nghiệp phải tạm nộp. Xác định dựa trên Luật
Thuế doanh nghiệp, kế toán viên sẽ xác định được đúng số Thuế mà doanh
nghiệp cần phải nộp tạm vào trong ngân sách. Kế toán viên sẽ ghi như sau:
+ Nợ TK 812 – Mức chi phí của Thuế TNDN
+ Có TK 3334 – Mức Thuế TNDN
Khi kế toán viên tiến hành nộp tiền Thuế TNDN vào trong ngân
sách nhà nước. Kế toán viên sẽ ghi như sau:
+ Nợ TK 3334 – Mức Thuế TNDN
+ Có TK111, TK112..
- Đến
cuối năm tài chính, nộp tiền Thuế dựa trên thông báo của cơ quan Thuế hoặc
của tờ khai quyêt toán.
Trường hợp tiền Thuế thực tế phải nộp lớn hơn tiền Thuế tạm nộp.
Sẽ ghi:
+ Nợ TK 812 – Mức chi phí của Thuế TNDN
+ Có TK 3334 – Mức Thuế TNDN
Trường hợp số tiền Thuế mà doanh nghiệp phải nộp nhỏ hơn tiền
thuế tạm nộp. Sẽ ghi:
+ Có TK 812 – Mức chi phí của Thuế TNDN
+ Nợ TK 3334 – Mức Thuế TNDN
- Cuối
kỳ tiến hành kết chuyển chi phí Thuế TNDN.
Trường hợp mà phát sinh bên Nợ lớn hơn với số phát sinh bên Có.
Kế toán viên ghi:
+ Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
+ Có TK 812 – Mức chi phí của Thuế TNDN
Trường hợp mà phát sinh bên Nợ nhỏ hơn với số phát sinh bên Có.
Kế toán viên ghi:
+ Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
+ Nợ TK 812 – Mức chi phí của Thuế TNDN